Branding đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định danh tính của một thương hiệu, đặc biệt là trong thị trường cạnh tranh như hiện nay.

Một thương hiệu mạnh không chỉ giúp thu hút khách hàng mà còn xây dựng niềm tin và sự trung thành. Trong bài viết này, B-Rise sẽ cùng bạn khám phá 04 BÍ QUYẾT BRANDING giúp các doanh nghiệp, đặc biệt SMEs & Start-up tạo ra dấu ấn thương hiệu mạnh mẽ.

TIP 01: Đối xử với thương hiệu như một cá nhân:

Để hiểu rõ nhất quá trình branding, hãy giả định thương hiệu của bạn như một người. Thương hiệu của bạn nên có một danh tính (WHO – là ai), tính cách (HOW – cách hành xử), và trải nghiệm (HOW – khách hàng nhớ đến).

Hãy đặt những câu hỏi sau trước khi chính thức Xây dựng BRANDING:

  • Thương hiệu của bạn sẽ giới thiệu như thế nào? 
  • Nếu phải mô tả về vẻ bề ngoài của nó, nó sẽ làm như thế nào?
  • Thương hiệu của bạn sẽ nói về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn như thế nào? 
  • Phong cách thương hiệu của bạn sẽ trông như thế nào? (nghiêm túc và chuyên nghiệp, hay sẽ hài hước và mới lạ?)

Sau khi “gặp gỡ” thương hiệu của bạn lần đầu tiên, người ta sẽ nói gì về nó? Một vài câu họ sẽ sử dụng để mô tả nó là gì?

Mục đích của việc branding là để tạo ra mối quan hệ với khách hàng của bạn. Cách đơn giản nhất để làm điều này là đối xử với thương hiệu của bạn như một cá nhân và hiểu rằng bạn muốn khách hàng của bạn cũng làm như vậy.

TIP 02:Ưu tiên tính nhất quán:

88% người tiêu dùng đang tìm kiếm tính chân thành từ các thương hiệu họ ủng hộ. Nhất quán là điều cần thiết cho việc branding vì nó tạo niềm tin và cho khách hàng được các giá trị của bạn là chân thành. Thiếu tính nhất quán, bạn có thể vô tình làm suy yếu thương hiệu của mình và làm rối trí khách hàng.

Các thương hiệu có tính nhận diện cao đều tập trung vào tính nhất quán, và điều này cũng mang đến nhiều giá trị cho thương hiệu. Vì vậy, hãy nhất quán thương hiệu của bạn trên các phương tiện và nền tảng truyền thông. Điều này giúp cho khách hàng của bạn dễ dàng làm quen và nhanh chóng nhận ra và yêu thích thương hiệu của bạn. 

11

TIP 03:Xây dựng và thực hiện theo chiến lược:

Chiến lược thương hiệu – Brand Strategy không chỉ là “kim chỉ nam” cho thương hiệu của bạn, mà còn là kế hoạch giúp thương hiệu đạt được những mục tiêu. Những mục tiêu này thường xoay quanh mục đích của thương hiệu, cảm xúc, tính linh hoạt, nhận thức về đối thủ cạnh tranh và sự tham gia của nhân viên.

Business Marketing Strategy

Business Branding strategy

Hãy rằng việc branding là một quá trình liên tục và có rất nhiều điều cần phải làm. Một chiến lược thương hiệu có thể giúp bạn thực hiện quá trình trơn tru hơn. 

TIP 04:Chỉ học hỏi – Không bắt chước đối thủ:

Phân tích đối thủ cạnh tranh rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp bạn định vị được vị trí và quá trình phát triển của đối thủ như thế nào, mà còn giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng cải thiện và phát triển thương hiệu của bạn độc đáo hơn.

Nhưng hãy nhớ rằng KHÔNG RƠI VÀO BẪY BẮT CHƯỚC. Bạn cần phải giới hạn và tập trung vào những gì thương hiệu của bạn mang lại. Đừng nên bắt chước chỉ vì 1-2 đối thủ trong ngành đã thành công với lối đi đó. Bởi vì các thương hiệu mới lạ, độc đáo, gợi cảm là những thương hiệu đáng nhớ.

Nếu tuân thủ những bí quyết về Branding, các doanh nghiệp nói chung, SMEs & Start-up nói riêng sẽ xây dựng một danh tiếng thương hiệu mạnh mẽ, tiếp cận & gắn kết tình cảm với khách hàng tiềm năng. Hãy nhớ rằng sự nhất quán, sự chân thành và việc cung cấp giá trị là chìa khóa khi bạn phát triển thương hiệu của mình.