Mục tiêu của kênh truyền thông là xây dựng nhận thức về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ và dẫn khách hàng về kênh chuyển đổi. Một kế hoạch truyền thông bài bản sẽ góp phần giúp doanh nghiệp truyền tải được định vị và thông điệp đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Vậy một Marketing Plan – kế hoạch truyền thông tốt bao gồm những nội dung nào? Mời các bạn cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé!
Lập kế hoạch truyền thông – Marketing Plan
Bước 1: Ý tưởng sáng tạo (Creative Idea)
Những ý tưởng sáng tạo mà Marketer đưa ra cần khiến khách hàng cảm thấy thích thú và ấn tượng với thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải. Vì vậy, các Marketer nên xem xét cảm xúc và trạng thái tâm lý của đối tượng mục tiêu để đảm bảo rằng ý tưởng của bạn có thể kích thích họ tương tác với thương hiệu.
Bước 2: Xác định thông điệp truyền thông (Key Message)
Sau khi đã có Ý tưởng sáng tạo (Creative Idea), bước tiếp theo là Xác định thông điệp truyền thông (Key Message). Thông điệp này cần phải rõ ràng, làm nổi bật những đặc điểm và giá trị độc đáo của thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ để thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu. Thông điệp truyền thông cũng cần được điều chỉnh tùy thuộc vào từng giai đoạn cụ thể trong chiến dịch.
Bước 3: Tư liệu truyền thông (Key Asset)
Để truyền tải thông điệp truyền thông, thương hiệu cần phải có TVC (video quảng cáo) hoặc Key Visual (hình ảnh chủ đạo). Hai tư liệu này cần phải thống nhất về mặt nội dung và hình ảnh với ý tưởng sáng tạo, để đảm bảo tính nhất quán trong suốt quá trình truyền thông.
Bước 4: Triển khai trên các kênh truyền thông (Communication Plan)
Có 4 kênh truyền thông mà doanh nghiệp có thể triển khai như sau:
- Organic content: Đây được hiểu là nội dung tự nhiên, truyền tải những điều mà người tiêu dùng hứng thú và quan tâm để thu hút họ một cách tự nhiên (không tốn phí). Những nội dung này thường được đăng đều đặn trên các kênh Social, mang tính truyền cảm hứng, còn được gọi là Always on Content SEO. Ngoài ra, còn có một dạng nội dung là content SEO nhằm đáp ứng về mặt tìm kiếm từ khoá của khách hàng trên Google.
- Ads: Hình thức chạy quảng cáo nhằm tiếp cận đến những người tiêu dùng đang tìm kiếm nội dung liên quan đến sản phẩm / dịch vụ, bao gồm một số kênh như Google Ads, Facebook Ads. Mục tiêu của quảng cáo là dẫn khách hàng về kênh chuyển đổi.
- Community: Xây dựng cộng đồng cho riêng thương hiệu hoặc tận dụng những cộng đồng có sẵn thông qua KOL, Influencer.
- Kênh báo chí (PR): Bao gồm 2 dạng, Advertorial (trả phí cho báo chí để đăng bài PR) và Editorial (chia sẻ, pitching nội dung cho phóng viên để họ cảm thấy hứng thú, từ đó họ sẽ chọn lọc thông tin để đăng tải nội dung lên trang báo của mình).
Ví dụ về Marketing Plan
Để hiểu hơn về kế hoạch truyền thông, mời bạn tham khảo ví dụ của Thương hiệu nội thất Là Nhà.
- Xuất phát từ định vị là Home Transformer, Là Nhà đã đưa ra ý tưởng sáng tạo là sử dụng phương pháp so sánh Before – After nhằm giúp khách hàng nhận ra sự khác biệt khi có Là Nhà trong việc thi công nội thất cho căn hộ.
- Key Message: biến đối không gian, nâng cao trải nghiệm.
- Key Asset: Hình ảnh chủ đạo (KV) và video (Before – After) là những tư liệu truyền thông quan trọng, nhằm thể hiện sự biến đổi rõ ràng trong việc có Là Nhà tham gia thi công nội thất.
- Communication Plan: Thương hiệu sử dụng content SEO, FB Ads, GG Ads để tăng traffic về kênh chuyển đổi.
Qua những hoạt động trên, thương hiệu Là Nhà đã hoàn thành được mục tiêu tăng lượng traffic, thuyết phục khách hàng và dẫn họ về kênh chuyển đổi.
Tóm lại, thương hiệu cần nhất quán thông điệp và hình ảnh chủ đạo khi triển khai truyền thông trên các kênh khác nhau. Để hiểu hơn về cách lập kế hoạch truyền thông cũng như các phương pháp / kỹ thuật giúp kéo khách hàng về kênh chuyển đổi, mời bạn tham khảo khóa học “Lean Marketing Planning: Xây dựng kế hoạch Marketing tinh gọn cho SME & Start-up”.