Creative Brief là công cụ giúp Client và Agency gắn kết và hiểu được ý tưởng của nhau với mục tiêu đưa ra những chiến dịch truyền thông hiệu quả nhất. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu Creative Brief là gì và những yếu tố tạo nên một Creative chỉn chu và hiệu quả nhất.
Creative Brief là gì?
Creative Brief là bản tóm tắt sáng tạo được trình bày bởi bên Agency đến bên Client (đối tác) về định hướng của một chiến dịch truyền thông. Bản tóm tắt ngắn gọn này sẽ gồm các ý tưởng sáng tạo, thông điệp truyền thông và các hoạt động chính, thường được đề xuất bởi Account và Planner trong Agency, đôi khi thêm cả sự phối hợp của Creative team.
Tại sao lại cần Creative Brief?
Creative Brief đóng vai trò như một “bức tranh tổng thể” hay một “bản dẫn đường” giúp cho chiến dịch quảng cáo được triển khai đúng hướng. Creative Brief là một công cụ quan trọng trong quá trình làm việc sáng tạo. Nó cung cấp một tập hợp thông tin tóm tắt về mục tiêu, đối tượng, thông điệp chính và phạm vi công việc của chiến dịch.
Bằng cách tạo ra sự đồng nhất và hướng dẫn rõ ràng cho Creative team, nó giúp tiết kiệm thời gian, tập trung ý tưởng và tạo nền tảng cho quá trình sáng tạo. Đồng thời, nó cũng là công cụ để đánh giá và đo lường hiệu quả cuối cùng của dự án.
Creative Brief hoàn chỉnh gồm những gì?
Để một chiến dịch truyền thông thành công, các thông tin trong bản tóm tắt sáng tạo phải đầy đủ và xúc tích. Trong bản tóm tắt, Account và Planner cần thể hiện được các thông tin cơ bản sau:
Giới thiệu sơ lược về công ty của đối tác (Company Background):
Bước này tập trung vào việc khái quát các thông tin cơ bản về lịch sử hình thành, vị thế trong ngành, tình hình kinh doanh của công ty,…
Đối tượng khán giả mục tiêu (Target Audience):
Xác định và mô tả chi tiết về nhóm đối tượng khán giả mục tiêu hay khách hàng tiềm năng, bao gồm nhân khẩu học, hành vi, thái độ hay sở thích của họ.
Mục tiêu của chiến dịch (Campaign Objective):
Đặt ra mục tiêu cụ thể mà chiến dịch sẽ đạt được về mặt truyền thông, có thể là tăng nhận diện thương hiệu hay tạo động lực cho hành động cụ thể từ khách hàng.
Nghiên cứu thị trường (Market Research):
Tập trung vào thu thập và phân tích các số liệu, thông tin về thị trường ngành hàng, bao gồm xu hướng, nhu cầu và hành vi tiêu dùng để định hình chiến lược của chiến dịch.
Phân tích đối thủ cạnh tranh (Competitor Analysis):
Đánh giá về các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp, xác định đặc điểm sản phẩm, tính cách thương hiệu, concept hay thông điệp truyền thông.
Đặc điểm cạnh tranh của sản phẩm (USP):
Xác định các điểm khác biệt và ưu điểm cạnh tranh độc đáo của sản phẩm cho đến thương hiệu so với các đối thủ trong ngành.
Thông điệp truyền thông chính (Key message):
Đưa ra thông điệp truyền thông muốn truyền tải đến khách hàng qua các hoạt động trong chiến dịch, bao gồm những điểm quan trọng và hấp dẫn nhất mà bên đối tác muốn truyền thông.
Thời gian thực hiện chiến dịch (Campaign Timeline):
Đề xuất các cột mốc chính cho các hoạt động, sự kiện và các giai đoạn quan trọng xuyên suốt quá trình triển khai chiến dịch.
Xác định và ước lượng nguồn lực tài chính cần thiết để triển khai chiến dịch, bao gồm chi phí cho quảng cáo, sản xuất, và các hoạt động khác.
Kết luận
Việc xây dựng một Creative Brief hoàn chỉnh và chỉn chu rất quan trọng để định hình chiến lược cho một chiến dịch truyền thông sáng tạo thành công. Việc có thông tin rõ ràng và cụ thể trong mỗi phần thông tin sẽ giúp cả bên Agency và Client phối hợp làm việc ăn ý hơn, đều hiểu rõ về mục tiêu và cách thức triển khai chiến dịch, từ đó, tạo ra những kết quả tốt nhất và tối ưu hóa hiệu suất của chiến dịch.