Thành thật mà nói, sự ra đời của khái niệm Sản phẩm khả thi tối thiểu (Minimum Viable Product – MVP) đã tác động đáng kể đến giới khởi nghiệp. Phương pháp MVP là một công cụ thay đổi cuộc chơi dành cho các công ty khởi nghiệp, cho phép họ xác thực ý tưởng, thu thập phản hồi có giá trị và đưa ra quyết định sáng suốt trước khi đầu tư đầy đủ vào phát triển sản phẩm.

Để hiểu rõ hơn về MVP, cũng như làm cách nào để tạo ra MVP trong thời gian ngắn nhất, thì mời các bạn cùng xem bài viết bên dưới:

I. Những ví dụ từ các Startup thành công

Trước khi nghiên cứu sâu hơn về MVP, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về những MVP của các “ông lớn”:

1. UBER:

Xuất phát điểm của Uber là một app để người dùng lên đó để gọi xe và tài xế lên đó để đăng ký và người dùng lên đó để gọi xe đến địa điểm mong muốn. Ngay từ đầu, Uber rất đơn giản, chưa có tính năng thanh toán, thậm chí khả năng định vị vẫn chưa hoạt động tốt.

Ubercab First Mobile App

2. ZAPPOS

Trong thời kỳ ra mắt, khi nhu cầu mua giày trực tuyến chưa phổ biến, Zappos đã tiến hành xây dựng một sản phẩm tối giản để kiểm tra tính khả thi của việc bán giày qua mạng. Ban đầu, nhóm khởi nghiệp không nhập hàng về để bán, thay vào đó, họ tạo ra một trang web và sử dụng ảnh từ các cửa hàng khác. 

Khi có khách hàng đặt mua, họ sẽ tới cửa hàng có sẵn, mua sản phẩm và giao hàng cho khách. Sau một thời gian dài thực hiện mô hình này và nhận thấy rằng người tiêu dùng không gặp vấn đề gì khi mua giày trực tuyến, Zappos đã chính thức bắt đầu nhập hàng để bán sản phẩm một cách chính thức.

3. AIRBNB

62136df91d0b2ae0bcbc274c Airbnb

“Khách sạn” đầu tiên của Airbnb thực chất là phòng khách của căn hộ giá rẻ mà hai người sáng lập Airbnb đang thuê. Họ chỉ cần sắp xếp thêm một chiếc nệm hơi trong phòng khách và cung cấp bữa sáng cho khách đặt chỗ. 

Hai người sáng lập Airbnb nhận thức về cơ hội kinh doanh trong việc chia sẻ không gian nhà, nên đã bắt đầu tạo ra trang web như bây giờ và kinh doanh từ đó. Ban đầu, website của thương hiệu chỉ là một trang có style giống blog nhưng có thêm chức năng đặt chỗ online.

4. DROPBOX:

Trong giai đoạn ra mắt, việc tải dữ liệu và lưu trữ trên Drive vẫn còn khá xa lạ đối với đa số người dùng. Dropbox đã tạo một đoạn video trình diễn dài ba phút, giới thiệu cách thức hoạt động của dịch vụ này. Họ đã tạo landing page với video này và thu thập email của khách hàng tiềm năng. Kết quả vô cùng bất ngờ, trong một ngày, có tới 75.000 người đăng ký sử dụng Dropbox.

Số lượng người đăng ký này đã củng cố sự tự tin của các nhà sáng lập Dropbox và tiếp thêm động lực cho họ xây dựng công ty Dropbox như chúng ta thấy ngày hôm nay.

5. BECK’ STAGE:

H03
Trong giai đoạn đầu ra mắt, Beck cần tìm ra một nền tảng để thực hiện hoạt động quảng bá sản phẩm, tương tự như Heniken đã chọn EDM (Electronic Dance Music). Đội truyền thông đề xuất sử dụng Rap, tuy nhiên, vào thời điểm đó, khách hàng vẫn chưa có nhiều hình dung tích cực về thể loại nhạc này. Do đó, đội đã quyết định sử dụng hình thức “sân khấu di động trên xe tải” chạy xung quanh thành phố để kiểm tra phản ứng của mọi người. Kết quả là rất nhiều người hưởng ứng và ủng hộ hình thức quảng bá này.

* Sau khi trình bày những ví dụ về MVP của các Startup, bạn nhận ra họ có điểm chung gì không? Tất cả các nhà khởi nghiệp họ không xây dựng sản phẩm hoàn thiện ngay từ đầu. Bởi vì chi phí đầu tư rất cao, để hoàn thành sản phẩm thì tốn thời gian rất lâu. Chưa kể còn phải kiểm định chất lượng sản phẩm trước khi đưa đến người tiêu dùng. 

Hơn nữa, họ còn tìm ra được vấn đề của khách hàng và một lần nữa xác nhận rằng: sản phẩm của mình giải quyết được những vấn đề đó. Sau đó, những nhà khởi nghiệp mới bắt đầu vào phát triển và hoàn thiện.

II. MVP – Sản phẩm khả thi tối thiểu là gì?

“Sản phẩm khả thi tối thiểu là phiên bản của sản phẩm mới cho phép nhóm thu thập lượng thông tin tìm hiểu đã được xác thực tối đa về khách hàng với ít nỗ lực nhất.”

Đáng chú ý là nhất là tính Minimum và Viable. Đây là phiên bản đơn giản nhất của sản phẩm chỉ bao gồm các tính năng cốt lõi, chỉ giải quyết được từ 5-10% so với sản phẩm hoàn thiện. Tuy nhiên, đây không phải là một sản phẩm dở dang hoặc chưa hoàn thiện, mà nó vẫn phải giải quyết được những vấn đề và đưa vào hoạt động. Và MVP phải là một sản phẩm có thể test ngay lập tức với mức chi phí và thời gian thấp nhất.

Tại sao cần MVP?

H04

Căn cứ vào hành trình của sản phẩm thì chúng ta đều muốn giải quyết vấn đề của người tiêu dùng. Sau đó, nghiên cứu thị trường, nhu cầu thực sự của khách hàng hiện tại với các câu hỏi như: Có nhiều vấn đề không? Mức độ của vấn đề như thế nào? Đang có những sản phẩm nào trên thị trường giải quyết vấn đề này? Tiếp theo, chúng ta phải đánh giá sản phẩm có giải quyết được những vấn đề đã nêu trên không, để cải thiện và nâng cấp sản phẩm sau khi đem ra thị trường.

Trong thực tế không phải nhà khởi nghiệp nào cũng đi theo hành trình này. Bởi vì đối với những doanh nghiệp có ngân sách lớn thì họ sẽ nghiên cứu luôn số liệu mà không cần phải test. Hoặc là phát triển dựa trên những sản phẩm đã có sẵn, bởi vì những người đi đầu đã có sẵn số liệu nghiên cứu. Vì vậy, chúng ta có thể đi thẳng đến bước tạo ra sản phẩm và test chúng.

Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp SMEs hay Tech thì thường phải nghiên cứu thị trường rồi mới đưa ra sản phẩm. Vì vậy, MVP giúp các công ty này tiết kiệm thời gian, ngân sách cũng như hiểu được nhu cầu của thị trường nhanh chóng.

MVP dùng để làm gì, nó kiểm chứng điều gì? 

H05

Mô hình DVF được biết đến là mô hình kiểm chứng mức độ thành công của các sản phẩm.

  • Desirability: Mức độ mọi người muốn sản phẩm và liệu nó có đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ hay không.
  • Feasibility: Liệu có khả thi về mặt kỹ thuật để tạo ra sản phẩm hay không
  • Viability: Sản phẩm có bền vững về mặt tài chính hay không

Trong giai đoạn MVP chỉ chú trọng vào Desirability và giải quyết được 2 câu hỏi lớn: Vấn đề của người dùng có đủ lớn không?Sản phẩm có giải quyết được nhu cầu đó không?

Giả thiết rằng có nhiều khách hàng có nhu cầu muốn di chuyển nhanh hơn. Chúng ta bắt đầu với một sản phẩm khả dụng tối thiểu, đó là một chiếc ván trượt, giúp khách hàng di chuyển nhanh hơn. Sau khi xác thực được rằng khách hàng thực sự có nhu cầu mua một phương tiện di chuyển, thì tiến hành cải tiến sản phẩm liên tục, và phát triển thành ô tô.

H06

Và phát triển MVP, chúng ta không chỉ mãi tập trung vào Function mà cần phải trải đều các yếu tố khác nhau. 

Nhớ rằng: MVP bao gồm hai yếu tố “tối thiểu” và “khả dụng”. Như ví dụ bên trên, nếu bạn cung cấp một chiếc bánh xe: Bánh xe có giúp di chuyển được, nhưng khách hàng của thì không, vì bánh xe không “khả dụng”.

Prototype và MVP khác nhau như thế nào? 

Trên thực tế, có rất nhiều người nhầm lẫn về Prototype và MVP, vậy chúng khác nhau như thế nào? 

Prototype là mẫu thử để kiểm tra tổng hợp toàn diện các yếu tố của một sản phẩm gồm tính năng, thiết kế, tính khả dụng. Prototype chỉ dừng ở mức để gọi vốn.

Trong khi đó, MVP là là sản phẩm cơ bản với những chức năng tối giản nhất sử dụng được. 

Prototype MVP
Mục tiêu Nhấn mạnh mô hình kinh doanh Xác định ý tưởng mới và tìm sản phẩm phù hợp với thị trường
Thời gian phát triển Ngày – Tuần Tuần – Tháng
Bối cảnh sử dụng Trình bày ý tưởng mới Tìm kiếm ý tưởng phù hợp với thị trường bằng cách thu thập đánh giá của người dùng, nhận sự tài trợ
Đầu tư Trung bình Ngân sách được xác định rõ
Doanh thu Không tiếp cận khách hàng

Thu hút thêm đầu tư

Tiếp cận khách hàng

Tạo ra nguồn đầu tư

Tại sao MVP lại quan trọng?

Có 2 lý do quan trọng nhất khiến cho Startup gặp thất bại là: 

  • Không có Market Need, vì vậy với trường hợp không có nhiều tiền để nghiên cứu thông tin khách hàng thì chúng ta phải tạo ra sản phẩm để xem sản phẩm có giải quyết được vấn đề của người tiêu dùng hay không, để tránh lỗi trước khi ra mắt sản phẩm chính thức.
  • Run out of Cash – hết ngân sách: Khi ra sản phẩm chính thức thì thời gian sản xuất quá lâu, khiến thâm hụt ngân sách. Trong khi đó, MVP đã có thể ra mắt sau 1-2 tháng, giúp tiết kiệm được nguồn tiền.
Lợi ích của MVP mang lại?
  • Nhanh chóng nhận được phản hồi của khách một cách chính xác nhất, bởi vì có sản phẩm thực tế để trải nghiệm
  • Nhanh chóng thay đổi và cải thiện dựa trên nhận xét của người dùng. Bởi MVP thực chất không có phức tạp nên rất dễ thay đổi
  • Tối ưu được các nguồn lực một cách hiệu quả
  • Thu hút được các nhà đầu tư góp vốn thông qua các số liệu và trải nghiệm thực tế
Tóm lại:

Thực chất MVP là một mindset chứ không phải process. Nên để làm được MVP thì chúng ta phải liên tục chỉnh sửa và thay đổi cho đến khi sản phẩm giải quyết được vấn đề của người dùng. Sau đó, thì chúng ta mới tạo ra sản phẩm hoàn thiện.

III. Các loại MVP:

MVP có 2 loại chính cơ bản, được chia thành các dạng như sau:

1. Low-fidelity MVP
  • Landing Page / “Fake Door”:
Lợi ích Bất lợi
– Tương đối rẻ và dễ triển khai

– Có thể thu thập địa chỉ của khách hàng và nói chuyện trực tiếp với họ

– Có thể phân tích nhu cầu và hành vi người dùng để

– Tỷ lệ chuyển đổi thấp

– Khó để phối hợp với tất cả các thông tin quan trọng vào một trang

– Mất thẩm mỹ

 

  • Pre-order / Pre-Sales:
Lợi ích Bất lợi
– Có thể kiểm tra nhu cầu về chức năng nhất định trước khi phát triển

– Cho phép nhận các khoản thanh toán trước như một khoản đầu tư

– Sẽ tạo ra ít phản hồi hơn nhiều so với trang đích

– Người dùng có thể cảm thấy nghi ngờ khi thanh toán cho một sản phẩm không tồn tại

 

2. High-fidelity MVP:
  • “Flintstone” MVP:
Lợi ích Bất lợi
– Có thể được thiết lập với giá rẻ và nhanh chóng

– Có thể sử dụng quảng cáo trực tuyến và phương tiện truyền thông xã hội để tăng lưu lượng truy cập

– Yêu cầu thời gian và năng lượng để thực hiện dịch vụ theo cách thủ công

– Có khả năng khiến khách hàng xa lánh vì không có sản phẩm hoạt động thực tế

 

  • Concierge MVP:

Sử dụng chính nguồn lực có sẵn của chính mình để thực hiện. Ví dụ như: nhà, xe,… 

Lợi ích Bất lợi
– Tối đa hóa xử lý và giảm thiểu rủi ro phát triển một sản phẩm không tốt

– Giao tiếp trực tiếp với khách hàng thực

– Có thể thu thập thông tin với sự trợ giúp của một vài người đăng ký

– Tốn nhiều thời gian và công sức để hoàn thành dịch vụ một cách thủ công

– Mọi người có thể cảm thấy bị lừa nếu họ biết rằng không có sản phẩm thật

 

  • Single-feature MVP:
Lợi ích Bất lợi
– Có thể đưa sản phẩm ra thị trường với chi phí thấp

– Có thể mở rộng sau này mà không gặp nhiều khó khăn

– Phát triển nhanh hơn & dễ dàng hơn để giải thích cho tiềm năng

– Đấu tranh để xác định tính năng nào cần tập trung vào

– Cung cấp mức độ tương tác của người dùng thấp hơn so với các sản phẩm đa chức năng

– Có thể nhận được nhiều khiếu nại của người dùng do chức năng hạn chế

 

  • Low/No Code MVP:

Đối với dạng này thì chúng ta có thể áp dụng cho mọi thứ. Thay vì phải tốn quá nhiều thời gian để phát triển cái nền tảng ban đầu, thì dạng này sẽ giúp chúng ta giảm thiểu 70-80% thời gian thực hiện và đưa cho người dùng trải nghiệm ngay lập tức.

Lợi ích Bất lợi
– Nhanh

– Sản phẩm đầy đủ chức năng, không cần kén chọn xây dựng tính năng nào

– Trải nghiệm người dùng có thể thay đổi đáng kể với các sản phẩm có quy mô đầy đủ, dẫn đến tỷ lệ rời bỏ.

– Không thể xây dựng ứng dụng phức tạp

 

IV. Các bước để xây dựng MVP:

Bước 1 & 2 – Xác định vấn đề và Nghiên cứu:

Bước đầu tiên trong việc tạo MVP là quyết định những tính năng sẽ bao gồm bằng cách nói chuyện với người dùng tiềm năng và những người dùng đầu tiên. Sau đây là những câu hỏi chúng ta cần phải giải quyết trong bước này:

  • Khách hàng muốn gì?
  • Điểm đau của họ là gì và bạn có thể giải quyết chúng như thế nào?

Các tính năng của MVP thay đổi dựa trên nhu cầu của khán giả. Cùng một loại sản phẩm có thể có các tính năng khác nhau dựa trên nhu cầu của những người khác nhau.

Bước 3 – Xác định giải pháp, dựa trên giả định

Tất cả các MVP đều dựa trên các “giả định”. Tuy nhiên, chúng ta chỉ chọn 1 cái giả định duy nhất để giải quyết vấn đề.

  • Giả định rủi ro nhất của tôi là gì?
  • Thử nghiệm nhỏ nhất tôi có thể làm để kiểm tra giả định này là gì?
  • Các số liệu là gì?

Ví dụ về số liệu:

# đăng ký # đơn đặt hàng trước # lượt chia sẻ / tương tác # người dùng trả phí # NPS

Bước 4 – Liệt kê các danh sách tính năng

Trước tiên chúng ta phải liên kê ra các tính năng của sản phẩm, rồi phân chia nhóm cho các tính năng. Kết hợp với phân chia các nhóm MVP để xem được đâu là tính năng cần phải tập trung phát triển.

H08

Bước 5 – Liên tục thay đổi:

Chúng ta phải liên tục thay đổi để kiểm tra xem vấn đề có thực sự tồn tại hay không? Có bao nhiêu người đã chọn giải quyết vấn đề này? Nếu không có vấn đề thì chúng ta phải chọn vấn đề khác. Sau khi tìm ra được vấn đề thì tiếp tục đưa ra giải pháp để giải quyết. Và quá trình này liên tục lặp lại để kiểm tra.

H09

V. Ứng dụng MVP trong Marketing

Nhiều nhãn hàng nghĩ rằng, khi “product development” thì tốn rất nhiều tiền và thời gian để test và thử nghiệm sản phẩm. Nhưng thực chất chúng ta có thể tối giản quá trình.

H10

Thương hiệu bia Beck’s Ice muốn đưa hương vị mới vào bia đã chọn MVP bằng cách tặng khách hàng hộp quà, trong đó có sản phẩm và hương liệu dùng kèm. Khách hàng chỉ cần cho hương liệu vào khi dùng. Với cách MVP này thương hiệu vừa tiết kiệm được ngân sách và thời gian nghiên cứu, vì có thể lấy trực tiếp nhận xét của khách hàng thông qua lần dùng thử này.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về MVP cũng như các bước thực hiện để tạo nên MVP.

Tác giả: Quynh Doan