Content Pillar và Content Angle là hai khái niệm mà nhiều người rất hay nhầm lẫn với nhau, thậm chí nhầm lẫn với các khái niệm khác trong một chiến lược Content Marketing. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng hai khái niệm và đưa ra ví dụ minh hoạ cho Content Pillar và Content Angle.
Content Pillar và Content Angle là gì?
Content Pillar là chủ đề nội dung lớn được lên ý tưởng nhờ vào Key message (Thông điệp truyền thông chủ đạo) của một chiến lược Content Marketing. Thông thường, một Content Plan sẽ có ít nhất 2 Content Pillar và từ đó triển khai các Content Angle khác nhau.
Content Angle là các truyền tải nội dung theo Content Pillar dưới nhiều góc độ khác nhau. Do đó, một nội dung cốt lõi được thể hiện bằng nhiều ý tưởng sáng tạo, luôn mang lại sự tươi mới và hấp dẫn, tránh gây nhàm chán cho người xem.
Điểm chung giữa Content Pillar và Content Angle
Content Pillar và Content Angle đều có mục đích chung là sản xuất nội dung hấp dẫn, thu hút người xem, cụ thể:
- Mục tiêu truyền thông của chiến dịch: Cả Content Pillar và Content Angle đều có mục tiêu truyền thông dựa vào chiến dịch, có thể là tăng nhận thức thương hiệu hay tăng chuyển đổi khách hàng.
- Truyền tải thông điệp chủ đạo: Cả hai đều tập trung vào việc truyền tải thông điệp chủ đạo của chiến dịch bằng nhiều ý tưởng đa dạng, sáng tạo, gây ấn tượng với người xem.
- Duy trì sự nhất quán: Content Pillar và Content Angle luôn liên kết với nhau để đảm bảo nội dung được gắn kết chặt chẽ, nhất quán và tạo ra trải nghiệm đồng nhất cho đối tượng mục tiêu, tránh gây khó hiểu.
Phân biệt Content Pillar và Content Angle
Nhiều Copywriter vẫn hay nhầm lẫn giữa Content Pillar và Content Angle trong khi lập kế hoạch Content Marketing. Tuy có vài điểm giống nhau nhưng Content Pillar và Content Angle vẫn là hai khái niệm riêng biệt.
- Content Pillar: cách triển khai nội dung tổng thể xoay quanh chủ đề hoặc mục tiêu truyền thông của thương hiệu, giúp định hình phạm vi nội dung và tạo ra sự nhất quán trong việc truyền tải thông điệp của thương hiệu. Mỗi doanh nghiệp sẽ có cách khai thác chủ đề với các Content Pillar riêng, xác định các giá trị cốt lõi liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hoặc tinh thần mà thương hiệu muốn truyền đạt.
- Content Angle: cách truyền tải nội dung dựa theo Content Pillar dưới nhiều góc nhìn độc đáo của thương hiệu giúp tạo ra sự khác biệt và sự tinh vi trong việc triển khai và sáng tạo nội dung. Content Angle tập trung vào các ý tưởng sáng tạo và đột phá trong cách thức thương hiệu tiếp cận với khách hàng.
Để dễ hình dung hơn, chúng ta có thể phân tích một ví dụ về một kế hoạch Content Marketing cho một thương hiệu mỹ phẩm.
Content Pillar | Content Angle |
Giới thiệu sản phẩm |
|
Chương trình ưu đãi |
|
Bí quyết dưỡng da |
|
Tin tức làm đẹp |
|
So sánh sản phẩm |
|
Phân tích và Đánh giá sản phẩm |
|
Tóm lại, Content Pillar và Content Angle là hai khái niệm riêng biệt nhưng luôn gắn kết chặt chẽ để đưa ra chiến lược nội dung “logic” và theo đúng định hướng truyền thông đã đề ra. Khi đã phân biệt rõ ràng Content Pillar và Content Angle, Copywriter có thể triển khai chiến lược Content Marketing nổi bật và thành công, mang lại hiệu quả truyền thông tốt cho bất kì chiến dịch.