
Branding Strategy Marketing Business Graphic Design
Trước khi xây nhà, kiến trúc sư đều cần bản vẽ. Người làm Branding – chiến lược thương hiệu cũng như thế. Chúng ta cần vạch ra kế hoạch xây dựng trước khi bắt đầu xây dựng để nắm rõ những điểm quan trọng để phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.
Branding Plan – Chiến lược thương hiệu giúp bạn tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và xây dựng lòng trung thành với nhóm khách hàng. Trong bài viết này, B-Rise sẽ cùng bạn tìm hiểu tất cả về các phương pháp xây dựng branding hiệu quả và các yếu tố thiết yếu để phát triển giúp thương hiệu đứng vững trước thử thách của thời gian.
Branding Strategy – Chiến lược thương hiệu là gì?
Brand strategy là một phần của kế hoạch kinh doanh vạch ra cách công ty sẽ xây dựng mối quan hệ và sự yêu thích trên thị trường. Mục tiêu của Brand strategy là trở nên dễ nhớ trong tâm trí người tiêu dùng để họ quyết định ủng hộ doanh nghiệp của bạn hơn là đối thủ cạnh tranh.
Brand Strategy được xác định và thực thi tốt sẽ tác động đến mọi khía cạnh của doanh nghiệp, từ đó giúp thương hiệu kết nối sâu hơn đến nhu cầu, cảm xúc của người tiêu dùng và thị trường.
07 yếu tố của Brand Strategy – Chiến lược thương hiệu gồm:
Mục đích:
Việc hiểu rõ những gì doanh nghiệp của bạn cam kết là cần thiết khi xác định vị trí thương hiệu. Nói cách khác, mục đích của bạn càng cụ thể, càng giúp thương hiệu của bạn trở nên “đặc biệt” hơn so với đối thủ.
Vậy, làm thế nào để xác định mục đích kinh doanh của mình? Theo Business Strategy Insider, mục đích có thể được hiểu theo hai cách:
. Chức năng (Functional): tập trung vào đánh giá thành công dựa trên lợi ích ngay lập tức và lợi nhuận – tức là, mục đích của doanh nghiệp là kiếm tiền.
. Chủ ý (Intentional): tập trung vào sự thành công liên quan đến khả năng kiếm tiền và mang đến giá trị cho cộng đồng – xã hội.
Thông thường, mục đích của doanh nghiệp không chỉ là việc tạo ra lợi nhuận ngắn hạn, mà còn là khả năng tạo ra giá trị và tác động tích cực trong cộng đồng và thế giới xung quanh. Ví dụ như mục tiêu kinh doanh của IKEA không đơn thuần là bán đồ nội thất, mà hơn hết là “tạo ra cuộc sống hàng ngày tốt đẹp hơn.” Phương pháp này hấp dẫn đối tượng khách hàng tiềm năng, chứng minh cam kết của họ trong việc mang lại giá trị vượt xa khỏi điểm bán hàng.
Nhất quán:
Chìa khóa để duy trì tính nhất quán là tránh nói về những điều không liên quan hoặc không làm tăng giá trị cho thương hiệu của bạn. Bạn cần đảm bảo rằng thông điệp của mình là một và nhất quán, tính nhất quán đóng góp vào việc nhận biết thương hiệu, là nguồn nhiên liệu cho sự trung thành của khách hàng.
Thêm một bức ảnh mới lên Trang Facebook của doanh nghiệp? Điều đó có ý nghĩa gì đối với công ty của bạn? Nó có phù hợp với thông điệp của bạn không, hay đơn giản chỉ là một điều gì đó hài hước mà, thành thực mà nói, sẽ làm rối bời khán giả của bạn?
Nhờ duy trì tính nhất quán, đã giúp Coca-Cola trở thành một trong những thương hiệu được nhận biết nhất trên thế giới. Để thấy một ví dụ tốt về tính nhất quán, các tài khoản truyền thông xã hội như Instagram, Facebook và LinkedIn, có tính thống nhất rất rõ ràng.
Cảm xúc:
Theo nhà tâm lý học Roy Baumeister và Mark Leary mô tả tốt nhất nhu cầu này trong giả thuyết về sự thuộc về, nói rằng: “Con người có nhu cầu tâm lý cơ bản là cảm thấy kết nối mật thiết với người khác, và rằng những mối quan hệ gắn bó, ân cần từ những mối quan hệ gần gũi là một phần quan trọng của hành vi con người.” Chưa kể, nhu cầu thuộc về về cảm xúc, mức độ quan tâm hay việc thuộc về các nhóm nhu cầu của thang Maslow.
Vì vậy truyền đạt cảm xúc trong các ấn phẩm truyền thông, hay tiếng nói thương hiệu, sẽ giúp cho thương hiệu của bạn thành công hơn.
Tính linh hoạt:
Trong thế giới biến động nhanh chóng này, các marketer phải duy trì tính linh hoạt để duy trì tính thực tế, điều này giúp bạn tự do sáng tạo trong chiến dịch truyền thông.
“Làm thế nào để duy trì tính nhất quán mà vẫn giữ được tính linh hoạt?”
Trong khi tính nhất quán nhằm thiết lập tiêu chuẩn cho thương hiệu, thì tính linh hoạt lại giúp bạn thực hiện các điều chỉnh để tạo sự quan tâm và khác biệt so với chiến lược của đối thủ cạnh tranh.
Để thấy rõ điều này hơn, hãy quan sát chiến lược branding của Vinamilk năm 2023. Nhận thức rằng cần phải làm điều gì đó để giữ vững vị thế trên thị trường, Vinamilk đã re-branding để định vị thương hiệu của mình đối với một đối tượng khách hàng mới. Qua các quảng cáo mới, bao bì mới, Vinamilk đã thành công thu hút sự chú ý của một thế hệ mới, tạo những cải tiến chiến lược đối với thương hiệu đã mạnh mẽ từ trước.
Nhân viên:
Như B-Rise đã đề cập trước đó, việc đạt được sự nhất quán là rất quan trọng nếu bạn muốn tăng cường nhận biết về thương hiệu. Và trong khi một hướng dẫn về phong cách có thể giúp bạn tạo ra một trải nghiệm kỹ thuật số nhất quán, việc nhân viên của bạn cũng cần phải thành thạo trong việc giao tiếp với khách hàng và đại diện cho thương hiệu.
Nếu thương hiệu của bạn trên các trang mạng xã hội có tính cách vui nhộn và sôi động, thì không hợp lý nếu nhân viên tư vấn mang trạng thái u ám và đơn điệu, phải không?
Tính trung thành:
Nếu bạn đã có sẵn những khách hàng trung thành, thì hãy đáp lại những tình cảm đó. Nuôi dưỡng lòng trung thành từ những người này từ khi mới bắt đầu sẽ khiến nhiều khách hàng quay trở lại và sẽ giúp thương hiệu tăng thêm lợi nhuận.
Đôi khi, chỉ cần một lời cảm ơn. Nhưng đôi khi, nên làm hơn thế, chẳng hạn như: viết cho họ một lá thư cá nhân, gửi cho họ một số quà đặc biệt. Yêu cầu họ viết đánh giá và đặt họ nổi bật trên trang web của bạn. (Hoặc làm tất cả những điều trên!)
Nhận thức về cạnh tranh:
Hãy coi sự cạnh tranh như một thử thách để cải thiện chiến lược của bạn và tạo ra giá trị lớn hơn cho thương hiệu. Bạn đang hoạt động trong cùng một lĩnh vực và đang nhắm đến cùng một đối tượng khách hàng, phải không? Vì vậy, hãy theo dõi những gì đối thủ làm.
Có một số chiến lược của họ thành công không? Có những chiến lược nào thất bại? Từ đó, tinh chỉnh và học hỏi dựa trên những kinh nghiệm của đối thủ để cải thiện cho chiến lược của công ty bạn.
Nắm bắt chiến lược xây dựng thương hiệu hiệu quả, bạn sẽ mở ra cánh cửa dẫn đến thành công vang dội. Bạn sẽ tạo dựng được vị thế vững chắc trên thị trường, gia tăng sức mạnh và giá trị thương hiệu. Từ đó, doanh thu bán hàng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ cùng với sự gắn kết bền chặt với khách hàng thông qua lòng trung thành.
Hãy bắt đầu hành trình kiến tạo thương hiệu rực rỡ ngay hôm nay cùng B-Rise nhé!